Vào những ngày đầu tháng 3 năm 2019, Dư luận cả nước xôn xao sau vụ việc phát hiện thịt lợn nhiễm ấu trùng sán ở một trường mầm non tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng này đặt ra dấu hỏi lớn về chất lượng của các bếp ăn trường học và là nỗi lo thường trực của các bậc phụ huynh. Vấn đề an toàn thực phẩm bếp ăn trường học lại được dư luận quan tâm hơn lúc nào hết. Chúng ta cùng điểm lại 1 số vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn trường học đã từng xảy ra từ năm 2018.
*Khu vực phía Bắc:
- Trong tháng 7, ở Hà Nội, liên tiếp xảy ra 2 vụ ngộ độc thức ăn tập thể tại Trường Đào tạo nhân lực ở Vân Canh (huyện Hoài Đức). Qua kiểm tra, khu vực bếp của trường đã bị cơ quan chức năng yêu cầu dừng hoạt động do không tuân thủ điều kiện vệ sinh, nhà bếp không bảo đảm, chưa xuất trình được hồ sơ chứng minh nguồn gốc thực phẩm.
- Đầu tháng 10, ở Hà Giang, 150 học sinh trường Tiểu học xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, đi ngoài đồng loạt sau khi ăn sáng tại bếp ăn trường học.
- Cũng trong tháng 10, tại Ninh Bình, đã xảy ra vụ ngộ độc làm hơn 350 học sinh tại Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng phải vào viện. Nguyên nhân được xác định do vi khuẩn tụ cầu vàng trong món ruốc gà trong bữa ăn trưa của học sinh.
Bếp ăn trường học phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Dư âm của các vụ ngộ độc thực phẩm chưa kịp lắng thì ngày 15/11, lại có gần 200 trẻ Trường mầm non Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm sau khi ăn liên hoan tại bếp ăn của nhà trường.
Khu vực phía Nam:
- Ngày 2/3, tại Đồng Nai, sau khi uống sữa buổi sáng, 73 học sinh Trường mầm non Phú Lộc và Trường tiểu học Phạm Văn Đồng (xã Phú Lộc, huyện Tân Phú) có biểu hiện đau bụng, nôn ói, phải nhập viện cấp cứu. Sữa gây ngộ độc là loại nằm trong chương trình Sữa học đường tại Đồng Nai.
Bếp công nghiệp vạn thịnh phát phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
- Ngày 27/10, tại Hậu Giang, cũng do uống sữa, gần 500 học sinh trường tiểu học Lái Hiếu và Trường tiểu học Nguyễn Hiền (thị xã Ngã Bảy) có biểu hiện ngộ độc nhẹ. Có 39 em có biểu hiện đau bụng, nôn ói, đau đầu. Nguyên nhân được xác định là do đơn vị pha chế thức uống không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.